Bạn sẽ không ngờ được một name card chuyên nghiệp có thể làm nên rất nhiều chuyện. Nó có thể giúp: nhận diện thương hiệu, khuyến khích hành động và cung cấp thông tin liên lạc chi tiết. Nếu được thiết kế đúng, nó có thể để lại những ấn tượng tốt cho người xem, khiến họ nhớ về thương hiệu của bạn khi chỉ mới nhìn thấy lần đầu tiên.
Vậy name card là gì? Kích thước chuẩn của name card trong in ấn và thiết kế như thế nào? Hãy cùng Miligo tìm hiểu ngay nhé!
Name card là gì?
Name card (danh thiếp, card visit) là một chiếc thẻ in sẵn thông tin về cá nhân hoặc doanh nghiệp dùng để gửi cho khách hàng, đối tác. Trên đó thường thể hiện ngắn gọn những thông tin về: Tên, chức vụ, logo, slogan, số điện thoại, fax, website, email, địa chỉ… Với thời đại 4.0 ngày nay, để tiện lợi hơn người ta còn in cả barcode, mã QR lên thẻ.
Dù bạn đang ở vị trí hay chức vụ ngành nghề nào thì cũng cần sở hữu cho mình một name card riêng. Mục đích của việc này sẽ thay lời bạn giới thiệu mình là ai, mình làm việc cho thương hiệu nào, muốn liên hệ thì ra sao.
Tuy nhiên, rất nhiều công ty nhỏ nghĩ rằng mình đủ sức tự mình thiết kế, sau đó đem đi in với số tiền cực thấp. Nhưng những ấn phẩm đó thường không mang đủ sức mạnh nặng nề mà nó đại diện. Có rất nhiều name card không được đầu tư chăm chút tỉ mỉ. Đây đồng thời là thách thức và cơ hội cho bạn: Để nổi bật, phải có một danh thiếp thật ấn tượng và độc đáo!
Thông tin trên name card
Không chỉ là một công cụ cung cấp thông tin, name card còn là cơ hội để quảng bá thương hiệu với khách hàng tiềm năng mới. Vì lý do đó, bạn cần tìm hiểu để thiết kế chúng sao cho thật chuyên nghiệp và bắt mắt. Đầu tiên, bạn cần phải biết cấu trúc cơ bản bao gồm:
Logo và Tagline
Logo và tagline giúp định vị sản phẩm và triết lý của công ty khi kinh doanh. Đó cũng chính là 2 yếu tố quan trọng nhất cần phải có trong name card. Đây là cách để củng cố và tăng cường trí nhớ của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn.
Không những vậy, bạn có thể đặt logo công ty trên một mặt riêng của name card. Logo và tagline sẽ giúp xây dựng mối liên hệ lâu dài với người xem bằng sự thân thiện và chân thành. Đó cũng là phương tiện giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp và phương châm làm việc.
Tên và chức danh
Để giúp người nhận name card biết bạn là ai thì trên đó cần phải in tên, hay nickname (cách mọi người thường gọi bạn) lên hàng đầu.
Bên dưới tên, thường in kèm chức danh nghề nghiệp của bạn. dù là luật sư, giám đốc, bác sĩ hay thở sửa chữa lành nghề, hãy ghi chú vào danh thiếp để người khác hiểu rõ hơn về công việc bạn đang làm.
Ví dụ như:
Nguyễn Văn A
Giám đốc kinh doanh.
Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc là quan trọng nhất trên một tấm danh thiếp. Đó là cách giúp những khách hàng hay đối tác liên hệ với bạn. Vì vậy, danh thiếp của bạn cần bao gồm vài dòng cơ bản về số điện thoại, email, website, địa chỉ thực của công ty…
Tuy nhiên, nếu bạn là một freelancer, người có thể làm việc tự do ở bất cứ đâu có internet, thì bạn không cần phải cung cấp địa chỉ doanh nghiệp của bạn.
Hồ sơ truyền thông
Làm thế nào để khách hàng có thể biết thêm thông tin về bạn? Ngày nay, hầu như mọi người đều có mạng xã hội hay trang web riêng. Nếu các khách hàng tiềm năng quan tâm đến bạn, họ sẽ gõ trang web ghi trên danh thiếp của bạn vào trình duyệt để tìm hiểu thêm về bạn.
Hãy tạo điều kiện cho họ biết thêm về bạn. Tuy nhiên cũng đừng dẫn quá nhiều đường link gây rối mà hãy lên danh sách một vài kênh truyền thông xã hội mà khách hàng tiềm năng có thể có được một cái nhìn tốt về công việc của bạn thôi nhé.
Một name card chuyên nghiệp cần đảm bảo những yếu tố nào?
Nó cầu nối giúp khách hàng hiểu thêm rất nhiều điều về bạn và doanh nghiệp. Vì thế cần phải thể hiện được giá trị của thương hiệu, phân biệt bạn và đối thủ trên thị trường, đồng thời khuyến khích người xem liên lạc và trao đổi với bạn. Để làm được điều đó bạn cần chú ý:
Nội dung
Hãy luôn nhớ rằng “less is more” – đơn giản là tốt nhất. Bạn nên chắt lọc tối đa nội dung đã được và đặt ở vị trí dễ nhìn thấy sao cho hợp lý và ấn tượng nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chỉ lựa chọn từ 1 tới tối đa 2 font chữ để đảm bảo không mất đi sự cân bằng trong xây dựng name card của mình.
Thiết kế name card
Nếu như bạn là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, bạn cần phải nắm bắt các xu hướng thiết kế mới để hợp với thị hiếu cũng như tạo ấn tượng cho người xem. Tuy vậy, bạn cũng cần sáng tạo trong khuôn khổ để đạt được yếu tố thẩm mỹ, ví dụ:
- Giữ toàn bộ các phần thông tin cách thức mép viên ít nhất 5mm
- Dùng hình ảnh có chất lượng cao (tối thiểu 300dpi)
- Chọn cỡ chữ dễ đọc
- Sử dụng màu CMYK
Nếu thiết kế name card của bạn trông không chuyên nghiệp, nó không chỉ gây ra sự khó đọc mà còn khiến hình ảnh của bạn bị ảnh hưởng. ngoài ra, bạn còn phải biết cách tạo điểm nhấn bằng cách để cho thiết kế có không gian trắng.
Màu sắc
Khi thiết kế, bạn cần phải tránh sử dụng các màu sắc khiến các thông tin quan trọng trên name card bị lấn át. Ngoài ra, cần phải chọn màu sắc phù hợp với thông điệp của bạn, nó sẽ hiển thị một cách vô thức tất cả những gì mà bạn muốn truyền tải. ví dụ như:
- Màu cam thể hiện sự vui nhộn và năng động
- Màu đỏ mang lại sự đam mê, nhiệt huyết
- Màu xanh thể hiện sự mới mẻ, tươi mát
Chất lượng in
Một name card chuyên nghiệp dĩ nhiên cần phải bảo đảm chất lượng in tốt. nếu thiết kế đẹp mà chất lượng in tệ, mọi công sức sẽ đi tong! Nếu chỉ vì tiết kiệm một chút ít tiền mà bạn đưa cho khách hàng danh thiếp của mình với chất lượng thấp, bạn sẽ khó nhận được từ họ một tín hiệu tốt.
Chất liệu giấy
Cho dù bạn có không để tâm, chất lượng giấy của danh thiếp sẽ nói điều gì đó về thương hiệu của bạn.Chất liệu giá rẻ, giấy mỏng, có thể đưa đến cái nhìn không tốt, ấn tượng ban đầu không hoàn hảo sẽ gây ảnh hưởng trái ngược lại với những gì bạn đang mong đợi.
Kích thước name card
Mỗi quốc gia có những tiêu chuẩn khác nhau về kích thước. Nếu thiết kế danh thiếp cho người Việt, designer cần phải biết size tiêu chuẩn là 9 x 5,4 cm.
Với kích thước này, bạn sẽ vừa đủ chỗ ghi thông tin, vừa tay cầm. Tránh thiết kế quá khổ vì khách hàng dễ vứt bỏ khi không thể bỏ gọn gàng vào ví.
Kích thước chuẩn của name card trong phần mềm photoshop
Photoshop là một phần mềm mà dân thiết kế hay nhiếp ảnh ai cũng phải biết sử dụng. Đây là phần mềm hàng đầu trong việc sửa ảnh bitmap (ảnh được tạo bởi pixel). Không chỉ được sử dụng để chỉnh sửa ảnh, photoshop còn được sử dụng rất nhiều trong thiết kế ấn phẩm văn phòng.
Kích thước trong photoshop thường được tính theo đơn vị cm, inch, mm. Theo như trên đã nói, kích thước name card chuẩn là 9×5,4cm = 90x54mm = 3.5×2 inch. Đây là kích thước ấn phẩm sau khi hoàn thành in ấn và sản xuất. Tuy nhiên, trong phần thiết kế của photoshop sẽ cần được nới phần bù xén mỗi chiều thường thêm 1 mm. Như vậy, kích thước danh thiếp khi thiết kế trên phần mềm là 9.2×5.6cm = 92x56mm=3.6×2.2 inch.
Kích thước name card trong photoshop theo pixel
Khi thiết kế danh thiếp bằng PS, chúng ta thường sử dụng với đơn vị pixel. Kích thước tính theo pixel phụ thuộc vào DPI (pixel per inch) hay còn gọi là độ phân giải ảnh.
Độ phân giải phải thuộc ở mức 300 DPI trở lên sẽ đảm bảo cho chất lượng sản phẩm sắc nét. Nhưng tốt nhất chúng ta không nên để lớn hơn 300 DPI, vì file sẽ phát sinh lượng dung lượng lớn và việc chuyển file sẽ mất rất nhiều thời gian. Tuy vậy, tuyệt đối không được để thấp hơn 96 DPI bởi như thế sẽ khiến cho danh thiếp bị mờ nét, bể hình, chất lượng sản phẩm in ra sẽ không được như ý.
Kích thước của một chiếc name card trong phần mềm Adobe Illustrator (Ai)
Thiết kế name card bằng Ai là cách thông dụng và được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Đơn vị được sử dụng để tính toán trong phần mềm Ai cho kích thước là mm. Cũng giống như khi thiết kế với photoshop, khi thiết kế danh thiếp bằng phần mềm Ai bạn cũng nên trừ hao thêm từ 1- 1,5 mm ở các chiều để tránh các hao hụt khi in ấn.
Như vậy, kích thước chuẩn của một chiếc card đứng là 54mm x 90mm. Suy ra, kích thước khi thiết kế trong AI ngang thì ngược lại, sẽ là 90mm x 54mm. Trừ hao thêm là tầm 91mm x 55mm.
Đặc biệt, khi sử dụng AI để thiết kế name card, bạn còn có thể sử dụng size 88 mm x 53 mm. Kích thước này vẫn được xem là chuẩn tại Việt Nam.
Để có thể đáp ứng nhu cầu in ấn nhanh chóng và tiện lợi, giá thành phù hợp, nhiều người thượng lựa chọn sử dụng phần mềm Corel Draw để thiết kế và in ấn trong khổ A4. Với phần mềm thiết kế Corel Draw thì kích thước chuẩn của card cũng tương tự như khi sử dụng phần mềm thiết kế card Adobe Illustrator (Ai).
Kích thước chuẩn của name card trong phần mềm Corel Draw
Để có thể tránh việc bị bể hình như phototoshop, nhiều đơn vị đã lựa chọn sử dụng phần mềm Corel Draw để thiết kế name card trong khổ A4. Với phần mềm này, kích thước chuẩn khi thiết kế cũng tương tự như khi sử dụng phần mềm Adobe Illustrator (Ai). Đơn vị khi thiết kế bằng phần mềm Corel Draw vẫn là mm.
Để có thể lựa chọn kích thước chuẩn trong Corel Draw, bạn hãy tiến hành theo các bước sau:
– Chọn Layout trên menu chính, sau đó chọn Page setup.
– Hộp thoại Option mở ra, chọn Label. Khi đó, cửa sổ phía bên phải sẽ xuất hiện 2 lựa chọn là Normal paper và Labels, hãy chọn Labels. Tiếp đến, chọn AVERY Ink A4 chọn C2166 – 70 X 52.
– Trong nhóm Label size, bạn hãy điền kích thước chuẩn như sau:
+ Đối với name card dạng ngang: Width = 90mm, Heigh = 55mm.
+ Đối với name card dạng đứng: Width = 55mm, Heigh = 90mm.
Tóm lại, việc định hình được kích thước của tấm danh thiếp trong quá trình thiết kế sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian, giảm bớt việc chỉnh sửa lại nhiều lần trước khi xuất file để in.
Một vài mẫu in name card chuyên nghiệp
Dưới đây là một số mẫu in sẵn mà bạn có thể tham khảo:
C
Mức giá in name card
Giá cả luôn là điều khiến bạn đau đầu? Đừng lo vì khi đến với chúng tôi, bạn sẽ không phải nghĩ ngợi. In Dương Phúc luôn đưa ra mức giá tối ưu nhất cho bạn mà cũng đảm bảo đi đôi với chất lượng hàng đầu. Khi khách hàng đặt name card chúng tôi sẽ đặt trong hộp đựng mica trong suốt, giúp bảo quản khỏi bụi bẩn, thời tiết, độ ẩm ảnh hưởng đến chất lượng card đựng bên trong.
Lời kết
Tóm lại, name card là công cụ quan trọng kết nối bạn với đối tác, khách hàng. Không những vậy, nó còn thể hiện tính chuyên nghiệp, văn hóa của một công ty, cá nhân và là một trong các vật phẩm không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu.